top of page

Tranh chấp về lối đi có phải là tranh chấp đất đai?

Việc xác định tranh chấp về lối đi có phải là tranh chấp đất đai hay không rất quan trọng, dưới đây là thông tin chi tiết.


Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định khi nào tranh chấp lối đi là tranh chấp đất đai. Ảnh: Tùng Giang


Nếu là tranh chấp đất đai sẽ phát sinh thủ tục tiền tố tụng (thủ tục trước khi khởi kiện) theo quy định của pháp luật đất đai. Do đó, tranh chấp về lối đi cần được xem xét theo hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Tranh chấp về quyền mở lối đi qua

Căn cứ Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 và Khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai 2013, chủ bất động sản ở phía trong (bị vây bọc) mà không có lối đi hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu chủ bất động sản ở phía ngoài (vây bọc) dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Theo đó, các bên thỏa thuận về vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.

Nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Như vậy, tranh chấp về quyền mở lối đi qua giữa chủ bất động sản bị vây bọc với chủ bất động sản vây bọc là tranh chấp dân sự. Nếu đương sự lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là khởi kiện thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Trường hợp 2: Tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề

Hầu hết các vụ việc xảy ra do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề trên thực tế là tranh chấp đất đai.

Căn cứ Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 và Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm giữa những người sử dụng đất liền được xác định là tranh chấp đất đai (tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất).


Comments


bottom of page