Luật hòa giải ở cơ sở cũng quy định trách nhiệm cho Hòa giải viên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành do mình trực tiếp giải quyết; kịp thời thông báo cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Trưởng ban công tác Mặt trận những vấn đề phát sinh trong quá trình theo dõi, đôn đốc thực hiện.
1. Đối với các vụ việc hòa giải thành
- Động viên các bên thực hiện các nội dung đã hòa giải thành: Trong những ngày đầu sau hòa giả thành, Hòa giải viên nên đến thăm các gia đình để động viên các bên thực hiện nội dung đã hòa giải. Việc đến thăm, hỏi han không chỉ thể hiện sự quan tâm mà còn tìm hiểu thêm những vấn đề, vướng mắc và thậm chí cả những “uẩn khúc” còn đang âm ỉ. Điều này giúp cho Hòa giải viên nắm thêm được vấn đề và tiếp tục tháo gỡ vấn đề để đảm bảo việc các bên tự nguyện thực thi nội dung đã hòa giải thành.
- Kiểm tra hiện trường (Nếu thấy cần thiết). Đây là kỹ năng quan trọng. Vẫn là “Trăm nghe không bằng một thấy”.
- Trường hợp các bên muốn tòa án công nhận kết quả hòa giải thì Hòa giải viên hướng dẫn các bên làm các thủ tục tiếp theo.
- Viết báo cáo hoặc phản ánh với tổ trưởng tổ hoà giải ở cơ sở.
2. Đối với các vụ việc hòa giải không thành
- Động viên các bên tìm giải pháp cho đợt hòa giải sau/ Hoặc các việc cần làm tiếp theo để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp 1 trong các bên muốn tiếp tcụ tiến hành giải quyết vấn đề theo cách hành chính hay tố tụng thì Hòa giải viên hướng dẫn họ các thủ tục tiếp theo.
- Viết báo cáo hoặc phản ánh với tổ trưởng tổ hoà giải ở cơ sở
Comments